Hướng dẫn chăm sóc người cao tuổi bị mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) là một trong những bệnh lý mà người cao tuổi thường xuyên mắc phải. Bệnh mất trí nhớ ở người già thường tăng nặng theo thời gian và càng ngày càng cần vào sự chăm sóc của người thân và bạn bè.

Việc chăm sóc người cao tuổi đã khó thì với những người bị bệnh mất trí nhớ điều này lại còn khó khăn gấp bội. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi chăm sóc người già bị bệnh mất trí nhớ thì người chăm sóc nào kiến thức sẽ ít căng thẳng  và có sức khỏe tốt hơn những người chưa có các kiến thức cần thiết.


chăm sóc người cao tuổi bị mất trí nhớ

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người cao tuổi bị mất trí nhớ theo từng giai đoạn của bệnh.


1. Giai đoạn đầu của bệnh

Vào giai đoạn này người bị suy giảm trí nhớ thường khó ghi nhớ các sự kiện mới diễn ra, ít tham gia các hoạt động xã hội.  Thường xuyên quên các việc mới vừa làm xong, lặp lại các câu hỏi và câu chuyên nhiều lần...

Những người thân trong gia đình trong giai đoạn này nên tìm cách bổ sung càng nhiều kiến thức về bệnh càng tốt. Nói chuyện với những người có kinh nghiệm, chuyên gia trong việc chăm sóc người bệnh. Thường xuyên hỗ trợ người bệnh trong mọi hoạt động của cuộc sống như đi lại, mua sắm, ăn uống...

Thêm nữa, điều trị cho bệnh nhân Alzheimer thường rất tốn kém, do vậy gia đình phải xây dựng một kế hoạch tài chính để đáp ứng theo nhu cầu của bệnh.

2. Giai đoạn giữa

Người bệnh lúc này thường xuyên khó tính, nóng nảy. Đôi khi vì sự mất trí nhớ mà những người lớn tuổi hay đa nghi.

Trong trường hợp này, người bệnh cần phải có người chăm sóc thường xuyên 24/24h. Nhiệm vụ của người chăm sóc là bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày.

Khi chăm sóc người già bị bệnh Alzheimer, người thân phải hiểu và chấp nhận trước những hành vi nóng nảy như quát tháo, mắng mỏ thậm chí là đánh đập của bệnh nhân. Lúc này người thân khi chăm sóc thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì tình trạng của bệnh nhân, chính vì vậy giải pháp là bạn phải nói chuyện với những người thân, bác sĩ điều trị nếu cảm thấy lo lắng.

Điều quan trọng lúc này là tạo ra một không gian an toàn đối với những người bệnh, thường xuyên theo sát bệnh nhân. Cách tốt nhất lúc này là chuyển bệnh nhân đến các cơ sở điều trị bệnh dài hạn. Nếu bạn muốn chăm sóc bệnh tại nhà thì nên sử dụng dịch vụ điều dưỡng để có thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.

3. Giai đoạn cuối

Tình trạng của bệnh nhân trong giai đoạn cuối này là mất khả năng giao tiếp, không có khả năng nhận biết người thân hoặc địa điểm. Bên cạnh đó là tình trạng sụt cân, khó ăn....

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân trong giai đoạn này là để bệnh nhân được điều trị trong các cơ sở chăm sóc và điều dưỡng chuyên nghiệp. Các bệnh viện hoặc trung tâm y tế mới có đủ các trang thiết bị, con người và thuốc men nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nếu như điều kiện tài chính không cho phép thì các gia đình nên sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình, các dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho gia đình trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân.

Khi chăm sóc người cao tuổi bị bệnh mất trí nhớ điều quan trọng nhất là các bạn phải thật sự bình tĩnh và kiên trì. Việc chăm sóc người bệnh mất trí nhớ không phải là một công việc chăm sóc đơn giản nhưng nếu được chẩn đoán sớm và có những phương án chuẩn bị chu đáo, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn.