Tắm cho trẻ sơ sinh: Những tai biến nguy hiểm và cách xử lý


Việc tắm trẻ sơ sinh là một hoạt động cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, đôi khi vì những lý do khách quan lẫn chủ quan mà có những tai biến nguy hiểm xảy ra trong và sau khi tắm cho bé. Vậy những tai biến nguy hiểm gì hay xảy ra khi tắm cho trẻ sơ sinh , dấu hiệu và cách xử lý và phòng ngừa trong những tình huống này.

Những thông tin dưới đây là vô cùng cần thiết, đặc biệt là những người mới lần đầu làm cha mẹ.

 

Tắm trẻ sơ sinh


1. Bỏng da


 
Dấu hiệu: da bé bị đỏ

Nguyên nhân: nước tắm quá nóng so với làn da của trẻ sơ sinh

Cách xử lý: đưa ngay đến trạm y tế gần nhất để các bác sĩ chữa trị

Cách phòng ngừa: kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho bé bằng khủy tay hoặc bằng nhiệt kế. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 37 độ.


2. Hạ thân nhiệt


Dấu hiệu: bàn chân của trẻ thường lạnh ngắt, tím tái ở các đầu ngón chân, ngủ li bì, suy hô hấp, bú kém
 
Nguyên nhân: thời gian tắm trẻ quá lâu hoặc nước quá lạnh so với thân nhiệt trẻ.
 
Cách xử lý:
Lấy khăn để ủ ấm trẻ, theo dõi nhịp thở của trẻ.
Nếu có dấu hiệu suy hô hấp thì cần đưa đi bác sĩ ngay.
 
Cách phòng ngừa:
- Thời gian tắm cho trẻ không quá 5 phút.
- Tắm cho trẻ từng phần, xong phần nào thì lấy khăn phủ lên chỗ đó.
- Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm.


3. Nhiễm trùng


Dấu hiệu: trẻ bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu lờ đờ, không hoạt bát như mọi khi, thở nhanh và sốt cao.

Nguyên nhân: việc tắm cho trẻ không đúng khoa học (tắm từ vùng sách đến vùng bẩn)

Cách xử lý: đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Cách phòng ngừa:
- Giữ sạch sẽ, vệ sinh các dụng cụ để tắm cho em bé như (bồn tắm, thau, chậu, khăn tắm..)
Tắm cho trẻ sơ sinh theo đúng trình tự ( từ trên xuống dưới, vùng sạch trước bẩn sau.
- Giữ sạch các vật dụng xung quanh bé như gối, chăn, ga trải giường.


Những điều không được làm khi tắm cho trẻ sơ sinh


4. Ngưng thở, sặc sửa.


Dấu hiệu: trẻ đột ngột tím tái là dấu hiệu chung khi trẻ bị ngưng thở, khó thở hoặc sặc sữa

Nguyên nhân:
Tư thế tắm của trẻ không đúng
Trẻ đang có các vấn đề về tim mạch, hô hấp.
Trẻ bị trào ngược dạ dày hoặc thực quản.
 
Cách xử lý:
Dừng ngay việc tắm và ủ ấm
Hút dịch từ mũi, miệng cho bé.
Đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất
 
Cách phòng ngừa:
Đưa đầu trẻ lên cao trong khi tắm
Theo dõi mọi biểu hiện của bé trong khi tắm.


5. Chấn thương


Chấn thương ở trẻ thường dễ xảy ra do cơ thể của bé còn rất yếu, các cơ và xương vẫn chưa chắc khỏe.

Nguyên nhân:
Tư thế khi bế trẻ không đúng là cho tay chân của bé bị chèn ép.
Người tắm cho bé bất cẩn làm bé bị va chạm mạnh với các vật cứng.
 
Cách xử lý:
Theo dõi mọi dấu hiệu bất thường ở bé như sưng, tấy, tím tái, mẫm đỏ...
Đưa đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra các tổn thương cả bên trong và ngoài.
 
Cách phòng ngừa:
Tắt điện thoại trong khi đang tắm cho trẻ.
Tập trung hoàn toàn khi tắm cho bé và mọi thao tác đều cẩn thận, nhẹ nhàng.
Giữ trẻ đúng tư thế
Không bao giờ để trẻ một mình hoặc để trẻ quá xa so với tầm nhìn.

5 Tai biến trên rất dễ xảy ra trong khi tắm trẻ sơ sinh, nhất là khi người chăm sóc lại chưa có kinh nghiệm. Việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi và thực hiện theo đúng quy trình là biện pháp tốt nhất để phòng tránh các tai biến. (Xem thêm: 3 Bước tắm cho trẻ sơ sinh và những điều quan trọng cần chu ý)
 
Nếu các bạn không cảm thấy tự tin khi tắm cho trẻ sơ sinh thì có thể nhờ đến các dịch vụ tắm bé tại nhà do các điều dưỡng viên có tay nghề trực tiếp đảm nhận. Hiện dịch vụ này đang được cung cấp tại hầu hết các bệnh viện hoặc trung tâm y tế gia đình
 

 

Các bài viết khác:

Những lưu ý phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Gian nan tìm người chăm sóc tại bệnh viện
Tiêm truyền tại nhà : Nên hay không